Học Tập, Trò Chuyện và Đầu Tư cùng 68Pro

TÌM HIỂU THÊM

Nhà đầu tư có cơ hội phát triển và tinh chỉnh kỹ năng giao dịch của mình thông qua việc tham gia các khóa học đầu tư do các chuyên gia tài chính hàng đầu giảng dạy, mang đến nền tảng kiến thức vững chắc và sự tự tin cần thiết để tham gia vào thị trường tài chính. Hơn nữa, thành viên trong cộng đồng này còn có cơ hội được kết nối với mạng lưới nhà đầu tư chuyên nghiệp trên khắp đất nước, nơi họ cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và chiến lược đầu tư.

Tại 68Pro, mô hình đầu tư không chỉ dừng lại ở việc tự mình thực hiện các giao dịch. Nhà đầu tư còn có thể lựa chọn phương án sao chép giao dịch, theo dõi và áp dụng chiến lược từ các chuyên gia, qua đó tự động hóa quá trình đầu tư của mình một cách hiệu quả. Đây là cách tiếp cận linh hoạt, nâng cao khả năng thành công trên thị trường mà vẫn có thể học hỏi và làm giàu thêm kinh nghiệm.

Hãy cùng khám phá và đầu tư với 68Pro, nơi học hỏi và tương tác mở ra những cánh cửa mới cho sự nghiệp đầu tư của bạn.

Mở Khóa Tương Lai

Tài Chính Của Bạn

“Mở Khóa Tương Lai Tài Chính của Bạn” với 68Pro là một lời cam kết về một tương lai tài chính phát triển không ngừng. Tại đây, tiềm năng của bạn được khơi gợi, niềm đam mê được thắp lửa và khả năng tài chính được trau dồi, nhằm đảm bảo bạn không chỉ thành công trong giao dịch, mà còn xây dựng được một tương lai tài chính vững chắc. Hãy để 68Pro cùng bạn biến khả năng thành kết quả, đầu tư vào chính bản thân và tương lai của bạn.

Tìm Hiểu Thêm

Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính cơ bản cho amatơ

Đọc báo cáo tài chính là kỹ năng không thể thiếu, không chỉ trong đầu tư cổ phiếu mà trong nhiều mảng khác như quản trị tài chính doanh nghiệp, kế toán, ngân hàng…

Bài viết này sẽ hướng dẫn cơ bản nhất cho bạn về cách đọc và phân tích báo cáo tài chính, và cách áp dụng thực tế khi chơi chứng khoán.

                                                                                             đọc báo cáo tài chính là gì
Warren Buffett nói: “Trừ khi bạn nỗ lực học cách hiểu báo cáo tài chính, nếu không bạn thực sự không nên tự chọn cổ phiếu đề đầu tư”

I. Báo cáo tài chính là gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính được định nghĩa như sau:

“Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.”

Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền…

1. Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh bao gồm.


                                                                                                        các thành phần BCTC

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

2. Các bước đọc báo cáo tài chính.
#1: Xem ý kiến của Kiểm toán viên

Các số liệu trên BCTC sẽ không có ý nghĩa nếu kiểm toán không chắc chắn về tính trung thực của nó.

Hãy xem ý kiến của Kiểm toán viên đối với báo cáo của doanh nghiệp ở đây là gì?

#2: Đọc hiểu Bảng cân đối kế toán

                                                                                                   bảng cân đối kế toán
Đây là bảng số liệu quan trọng đầu tiên của doanh nghiệp. Nó thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

“Bảng cân đối kế toán cho bạn biết tại thời điểm này mọi thứ đang ở đâu?”

#3: Đọc hiểu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

                                                                                                         bảng kết quả HDKD
Báo cáo KQKD là báo cáo tổng kết doanh thu, chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (quý hoặc năm tài chính).

#4: Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

                                                                                                   báo cáo lưu chuyển tiền
“Để kiếm tiền chúng ta phải chi tiền”

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ cho biết doanh nghiệp thực sự kiếm được bao nhiêu tiền và tiêu bao nhiêu tiền trong khoảng thời gian nhất định.

#5: Kết nối giửa các báo cáo.

                                                                                                                kết nối các báo cáo tài chính
#6: Đọc hiểu Thuyết minh báo cáo tài chính

                                                                                                         thuyết minh báo cáo tài chính
Đây là nơi cung cấp cho bạn thông tin chi tiết các thông tin số liệu đã trình bày ở các Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD, Báo cáo LCTT.

thuyết minh BCTC


II. Phân tích các chỉ số tài chính
1. Chỉ số khả năng thanh toán.
Doanh nghiệp cần phải duy trì được một lượng vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp các khoản nợ ngắn hạn, duy trì hàng tồn kho để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.

a. Các phương pháp phân tích chỉ số:

  • So sánh ngang (so sánh với đối thủ cạnh tranh, chỉ tiêu bình quân ngành) (Cross-­‐ sectional)
  • So sánh giữa các năm (Time-­‐series)
  • Phân tich kết cấu (Common-­‐size)
  • So sánh với quy ước chuẩn (Rule of thumb)

b. Chỉ số khả năng thanh toán (Liquidity)

 

#1. Khả năng thanh toán ngắn hạn

Cho thấy khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để thanh toán cho các khoản nợ phải trả ngắn hạn (trong vòng 12 tháng)

Quy chuẩn đánh giá:

  • Mức chấp nhận được: 2:1.
  • Mức không chấp nhận được: nhỏ hơn 1:1.
  • Sử dụng tài sản lưu động chưa hiệu quả: lớn hơn 4:1.

#2. khả năng thanh toán nhanh

Cho thấy khả năng trả nợ ngắn hạn nhanh bằng tiền.

Quy chuẩn đánh giá:

  • Mức chấp nhận được: 1:1.
  • Mức không chấp nhận được: nhỏ hơn 1:1

2. Chỉ số hoạt động
#1. Vòng quay hang tồn kho

 

  • Cho thấy số lần hàng tồn kho được quay vòng trong năm.

#2. Số ngày tồn kho (đọc báo cáo tài chính)

  • Cho thấy thời gian bình quân hàng hoá nằm trong kho chưa được quay vòng.

#3. Kỳ thu nợ trung bình

 

  • Đo lường hiệu quả quản lý việc thu hồi nợ và so sánh chính sách tin dụng của công ty.

#4. Kỳ trả nợ trung bình (đọc báo cáo tài chính)

  • Đo lường khả năng quản lý các khoản nợ phải trả. Kỳ trả nợ trung bình càng cao càng chiếm dụng vốn, tuy nhiên cần lưu ý ảnh hưởng đến quan hệ với nhà cung cấp.

5. Vòng quay tài sản

  • Đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong việc tạo ra thu nhập

3. Phân tích đòn bẩy tài chính
Chúng ta sẽ sử dụng Hệ số nợ để đánh giá.

1. Chỉ số nợ trên vốn

  • Chỉ số Nợ/Vốn cho thấy cấu trúc vốn của công ty.
  • Chỉ số Nợ/Vốn thể hiện đòn bẩy tài chính của công ty.

2. Chỉ số nợ dài hạn trên tổng tài sản

  • Chỉ số Nợ cho thấy bao nhiêu phần của tài sản được tài trợ bằng vốn vay.

3. Chỉ số thanh toán lãi vay

  • Chỉ số thanh toán lãi vay cho thấy khả năng trả lãi vay của công ty. Chỉ số này khoảng 3-4 là hợp lý.

4. Tỷ lệ trả cổ tức trong báo cáo tài chính

  • Cho thấy bao nhiêu phần trăm lợi nhuận được chia cho cổ đông.

5. Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại

 

  • Cho thấy bao nhiêu phần trăm lợi nhuận được giữ lại để đầu tư kinh doanh tiếp.

4. Chỉ số sinh lợi
1. Tỷ lệ lãi gộp khi đọc báo cáo tài chính

 

  • Tỷ lệ lãi gộp cho thấy 1 đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lãi sau khi trừ đi giá vốn.

2. Tỷ lệ lợi nhuận biên

  • Tỷ lệ lãi gộp cho thấy 1 đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

3. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hửu ROE

Thể hiện mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi 1 đồng vốn chủ bỏ ra trong kỳ.

  • Cho thấy lợi tức của chủ sở hữu (đối với chỉ số này mình yêu cầu ROE tối thiểu 17%).
  • ROE càng cao, thể hiện hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ càng cao.

Những doanh nghiệp có ROE cao (thường trên 20%) và ổn định trong nhiều năm (kể cả khi thị trường khó khăn) là những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững.

4. Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROA

Hệ số này phản ánh: 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng LNST? Hay hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp ra sao?

  • Cho thấy năng lực hoạt động của công ty trong việc sử dụng tài sản tạo ra lợi nhuận.
  • Thông thường, ROA càng cao càng tốt.

5. Chỉ số lợi nhuận trên cổ phần

Chỉ tiêu phản ánh: 1 cổ phần thường trong năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế? Hay còn gọi là chỉ số EPS.

EPS cao phản ánh năng lực kinh doanh của doanh nghiệp mạnh. Doanh nghiệp có tiền để trả cổ tức cho cổ đông nhiều hơn.

  • Cho thấy lợi nhuận do công ty tạo ra cho mỗi cổ phần thường (phổ thông).
  • Cho thấy khả năng sinh lợi hiện tại và dùng để dự báo khả năng sinh lợi tương lai khi đầu tư vào cổ phiếu của công ty.
  • Đây là chỉ số ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu sẽ phản ứng đúng với giá trị EPS hàng quý/năm của công ty.

6. Chỉ số P/E trong đọc báo cáo tài chính

  • Cho thấy mức độ tin tưởng của cổ đông, khả năng họ có thể chi trả cho một đồng lợi nhuận tạo bởi công ty.

Lời kết đọc báo cáo tài chính.
Như vậy, chúng ta đã biết cách đọc báo cáo tài chính và vận dụng các chỉ số tài chính để phân tích doanh nghiệp.

“Kiên nhẫn, kiên trì và những giọt mồ hôi là sự kết hợp phi thường và bất bại để làm nên thành công! – Napoleon Hill”

Tuy nhiên, đọc báo cáo tài chính mới chỉ bước đi bắt đầu chặng đường trên con đường đầu tư.

Hãy luôn học hỏi…. Nhé!

Trả lời