Học Tập, Trò Chuyện và Đầu Tư cùng 68Pro

TÌM HIỂU THÊM

Nhà đầu tư có cơ hội phát triển và tinh chỉnh kỹ năng giao dịch của mình thông qua việc tham gia các khóa học đầu tư do các chuyên gia tài chính hàng đầu giảng dạy, mang đến nền tảng kiến thức vững chắc và sự tự tin cần thiết để tham gia vào thị trường tài chính. Hơn nữa, thành viên trong cộng đồng này còn có cơ hội được kết nối với mạng lưới nhà đầu tư chuyên nghiệp trên khắp đất nước, nơi họ cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và chiến lược đầu tư.

Tại 68Pro, mô hình đầu tư không chỉ dừng lại ở việc tự mình thực hiện các giao dịch. Nhà đầu tư còn có thể lựa chọn phương án sao chép giao dịch, theo dõi và áp dụng chiến lược từ các chuyên gia, qua đó tự động hóa quá trình đầu tư của mình một cách hiệu quả. Đây là cách tiếp cận linh hoạt, nâng cao khả năng thành công trên thị trường mà vẫn có thể học hỏi và làm giàu thêm kinh nghiệm.

Hãy cùng khám phá và đầu tư với 68Pro, nơi học hỏi và tương tác mở ra những cánh cửa mới cho sự nghiệp đầu tư của bạn.

Mở Khóa Tương Lai

Tài Chính Của Bạn

“Mở Khóa Tương Lai Tài Chính của Bạn” với 68Pro là một lời cam kết về một tương lai tài chính phát triển không ngừng. Tại đây, tiềm năng của bạn được khơi gợi, niềm đam mê được thắp lửa và khả năng tài chính được trau dồi, nhằm đảm bảo bạn không chỉ thành công trong giao dịch, mà còn xây dựng được một tương lai tài chính vững chắc. Hãy để 68Pro cùng bạn biến khả năng thành kết quả, đầu tư vào chính bản thân và tương lai của bạn.

Tìm Hiểu Thêm

Ảnh hưởng của tin tức tới thị trường chứng khoán và cách quản lý rủi ro

Bạn đã bao giờ tự hỏi ảnh hưởng của tin tức thế nào đến thị trường tài chính? Nhưng chính sách thể chế chính trị sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Khi có thông tin tác động tới thị trường nói chung và cổ phiếu nói riêng. Đừng sai lầm khi cố chứng minh nó sai (nếu mâu thuẫn với quyền lợi của mình) hoặc cổ vũ cho nó là đúng (nếu nó phù hợp với quyền lợi của mình). Tại sao bạn cần phải làm như vậy?

Tin tức và thị trường.

Startup businessman working analysis business information at office with laptop and documents on his desk.

Bạn nên đặt câu hỏi:

  • Thông tin đó có tác động đến thị trường (cổ phiếu) không?
  • Thông tin tác động đến mức độ nào? (gây hưng phấn tăng giá? tăng đến bao nhiêu? Hoặc gây thất vọng giảm giá? có thể giảm đến bao nhiêu?)
  • Tận dụng cơ hội để sinh lời? hoặc giảm rủi ro như thế nào?

Các bạn có thể thấy điều này rất rõ tại NYSE, không ai tìm cách chứng minh những quyết định của FED là đúng hay sai. Các nhà đầu tư, đầu cơ chỉ nhận định về tác động bởi tuyên bố của FED và tìm cách hành động phù hợp nhất.

Với các bạn đang giải ngân hoặc 50 – 50, trên đường đi lên sẽ có những phiên điều chỉnh, bình tĩnh mua vào lúc đó.

Bình thường nếu các bạn chọn đúng thời điểm thì các bạn sẽ có T+4 (> 10% lợi nhuận). Nếu thị trường lên bền vững thì có 15 ~ 20% lợi nhuận hoặc có thể lớn hơn với các cổ phiếu mạnh.

Với các bạn giải ngân đúng giai đoạn 1400 ==> 12xx: Xin chúc mừng các bạn.

Với các bạn mắc kẹt lại ở vùng giá cao (ví dụ những cổ đông cổ phiếu ngành ngân hàng giai đoạn sụt giảm từ 1430 => 1240 tháng 7/2021): nên giải phóng 20% cổ phiếu khi nó lên tới đỉnh để chuẩn bị trường kỳ cho một giai đoạn sideway.

Phương pháp giải ngân nếu nhưng tin tức đưa ra gây ảnh hưởng xấu gây sụt giảm đến thị trường tài chính.
Những ai muốn giải ngân vào những phiên điều chỉnh nên lưu ý tới những mã đã giảm nhiều theo thị trường mà chưa kịp tăng theo thị trường tốt nhất các bạn tìm vị thế tốt để thoái bớt một phần cổ phần nằm giữ quy đổi ra tiền vì khi thị trương sút giảm cổ phần không tăng lại theo thị trường chứng tỏ cổ phần đã rơi vào vị thế yếu hơn thị trường.

“Những cổ phần nào trong suy thoái giảm ít hơn thị trường chung (so với các cổ phần cùng ngành) thì khi phục hồi sẽ bùng lên mạnh” thì bạn sẽ hiểu như thế nào? (nó cho ta thấy cổ phần đó mạnh hơn thị trường). Đó là nói về tốc độ tăng chứ không phải trị tuyệt đối mức tăng của cổ phần.

Những cổ phiếu trong suy thoái giảm ít thì khi hồi phục sẽ tăng đầu tiên với tốc độ nhanh nhất, nhưng không có đồng nghĩa với tăng nhiều nhất về trị tuyệt đối (ví dụ cần 5 phiên để tăng lại vị thế cũ nhanh hơn so với các cổ phần khác cần 10 phiên 20, 30 phiên…).

Ví dụ: Một cổ phiếu XYZ suốt quá trình suy giảm chỉ loanh quanh mức giá 100.000đ. Khi thị trường hồi phục nó có khả năng tăng tốc đầu tiên với tốc độ trần 4 phiên liên tiếp chẳng hạn. Nhưng sau đó có thể nó sẽ dừng ở đó và không tăng nữa.

Một cố phiếu AAA khác đã suy giảm rất nhiều so với chính nó và với mặt bằng giảm chung thì nó sẽ tăng chậm hơn nhưng sẽ đi xa hơn (ví dụ nó giảm so với mặt bằng giảm chung tới 30%). Thì khi nó phục hồi về mức thấp hơn mức cũ 10% ta đã có 30% tiền lời, còn khi nó phục hồi về bằng mức cũ là đã có 50% lời.

  • Trader giỏi sẽ kiếm tiền ngay với cổ phiếu XYZ, sau đó di chuyển dòng tiền về mai phục tại AAA.
  • Nhà đầu cơ non nớt sẽ đua theo XYZ khi nó đã tăng gần như hết mức có thể.
  • Nhà đầu tư thận trọng sẽ nhường khúc đầu XYZ cho trader và cùng họ hưởng lợi tại AAA. Nói lại cho rõ: Nếu bạn nhận định thị trường trong xu thế đi lên thì trên con đường đi lên thị trường vẫn còn vô số phiên điều chỉnh, thừa đủ thời gian để vào mà không cần tranh mua (đây là lời nhắc mà các trader phải thuộc nằm lòng). Câu này tôi muốn nói với các bạn vẫn bị ám ảnh tâm lý luôn luôn sợ mua vào không kịp.

Việc tranh mua áp dụng trong tình huống nào?
Tranh mua khi nhận định thời gian ngắn trước mắt giá cổ phiếu tiếp tục tăng, tranh mua để bán ngay sau đó.

Lúc đó giá mua vào cao hay thấp không thành vấn đề, quan trọng là giá cổ phiếu có tăng tiếp hay không?

  • Tranh mua theo kiểu này thì bất cần thị trường chung đang ra sao. Nhiều người bị thua lỗ trong trường hợp này vì không rõ mấy điều trên:
  • Phải bán ngay sau đó (tức là dù lãi hay lỗ đều phải bán).
    Nhận định cá nhân là giá cổ phiếu sẽ tăng tiếp nên quyết định tranh mua, nhưng mua rồi thì cổ phiếu rớt giá, tức là nhận định sai, cách sửa sai tốt nhất là stop loss (nhưng xót của nên thường là giữ lại chờ giá hồi phục).

Tranh mua khi thị trường trong xu thế uptrend, thị giá một cổ phiếu đang chạy sideway một thời gian dài, bỗng nhiên tăng đột biến với khối lượng giao dịch lớn do có những thông tin hỗ trợ tích cực. Liệt kê trường hợp này thì cần có đủ các điều kiện:

  • Thị trường chung đang lên.
  • Giá cổ phiếu đang chạy sideway bỗng tăng đột biến.
  • Khối lượng giao dịch lớn (lớn hơn 1.5 lân khối lượng trung bình 20 phiên gần nhất).
  • Thông tin hỗ trợ tích cực.

Nếu quyết định tranh mua thì phải tranh mua ngay khi cổ phiếu đó bắt đầu đợt tăng giá (khi cổ phiếu đó bắt đầu tăng 1 – 3 phiên là phải quyết định ngay có tranh mua hay không).

Trong trường hợp đủ các yếu tố trên thì có thể tranh mua và cứ yên tâm chờ thị trường đưa mình lên đỉnh. Nếu thiếu yếu tố thị trường hoặc thông tin hỗ trợ thì vẫn có thể tranh mua nhưng nên sẵn sàng tư thế xuống tàu.

Các bạn đọc kỹ lại bài mua – bán kênh đáy – kênh đỉnh. Muốn áp dụng được thì phải inside (tức là phải ở trong thị trường, tham gia và cảm nhận cùng thị trường và phải có sẵn cổ phiếu trong tay).

Còn ôm một mớ tiền mặt canh me thì lại đi vào lối mòn cố sức mua đáy – bán đỉnh rồi. Có lẽ tôi cần giải thích kỹ hơn việc giải ngân đến 50% thì ngừng, nếu không nhiều bạn có thể áp dụng sai.

Các bạn hãy hình dung chỉ số VNI là kết quả của một phương trình đa ẩn số bắt đầu từ ABT đến VTC, thể hiện như sau:

k1 # p1 x q1 (ABT) + k2 # p2 x q2 (AGF) + …… + kn # pn x qn (VTC) x 1/mốc 20.7.2000= VNI

Trong đó:

  • k: các yếu tố kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành v.v… tác động lên cổ phiếu.
  • p: thị giá cổ phiếu.
  • q: cổ phiếu lưu hành.

Như vậy dù kết quả cuối cùng là VNI không đổi nhưng các yếu tố k, p, q vẫn thay đổi. Điều đó dẫn tới có những cơ hội khác nhau xuất hiện tại những cổ phiếu khác nhau trong từng thời điểm khác nhau.

Giải ngân 50% không có nghĩa là mang 50% tiền ra mua hết vào một phiên giao dịch nào đó (nhiều nhà đầu tư rất hay làm như vậy – điều đó không nên). Mà nên kiên nhẫn chờ đợi cơ hội giá tốt xuất hiện ở cổ phiếu nào bạn đã lên danh mục thì mua vào cổ phiếu đó.

Có bạn hỏi tôi: mua vào những phiên điều chỉnh, vậy điều chỉnh mấy ngày nay rồi thì cứ mua vào mãi à? biết bao giờ hết điều chỉnh để ngừng mua?

Thực sự tôi quá thất vọng vì trình độ tiếp thu của bạn đó.

Mua cổ phiếu khi thị trường điều chỉnh

  • Khi muốn mua một mã cổ phiếu nào đó thì phải có những phân tích cơ bản đầy đủ về cổ phiếu đó, phải có giá mục tiêu để mua vào cỗ phiếu đó.
  • Thị trường điều chỉnh nhưng không có nghĩa là giá của cổ phiếu dự định mua sẽ chạm giá mục tiêu của bạn. Khi giá chưa chạm giá mục tiêu thì chưa giải ngân. Kiên nhẫn chờ đợi.

Nghe thì rất dễ nhưng nhiều người hay vấp phải sai lầm ở chỗ này. Vì sao?

Vì thị trường suy giảm, giá các cổ phiếu khác giảm nhưng cổ phiếu bạn định mua chưa chạm giá mục tiêu của bạn. Lúc đó tâm trạng bạn ra sao? Rất ung dung vì tiền còn trong túi, thế là lên diễn đàn, hội nhóm hò hét.

Nhưng bất chợt thị trường đảo chiều, cổ phiếu mình định mua nhích lên thế là quên hết mọi phân tích, vứt bỏ luôn cái giá mục tiêu đặt ra, xông vào mua. Mua xong thì đến lượt cổ phiếu đó rớt giá. Thế là hoang mang, hốt hoảng. Kiên nhẫn và bình tĩnh – chỉ có vậy mà hình như phẩm chất đó ít người có được.

  • Giả sử thị trường điều chỉnh một phiên là chạm ngay giá mục tiêu của bạn. Bắt đầu mua vào (nếu trong danh mục có những cổ phiếu ảnh hướng lớn tới VNI thì lựa ra một cổ phiếu để giải ngân đầu tiên). Giả sử tiếp trường hợp xấu nhất là mua vào xong thì cổ phiếu đó rớt sàn.
  • Nếu đồng loạt giải ngân vào một loạt mã cổ phiếu thì tâm trạng sẽ rất hoang mang (chính vì thế: nên tôi đã nhấn mạnh ở những bài viết trước – kiên nhẫn giải ngân từng mã cổ phiếu, mua 50% số tiền không có nghĩa là mang hết tiền ra mua vào một phiên). Nhưng vì sao nhiều người vấp phải sai lầm đó?

Vì tâm lý thích ăn to, tâm lý thích một đập là phải ăn được ngay.

  • Giả sử bạn đã vượt qua những sai lầm trên, hãy xét lại tình hình danh mục lúc này và tìm hướng đi tiếp.
  • Giải ngân 5% tiền vào một mã cổ phiếu (nếu mã đó giảm sàn).
  • 45% tiền định giải ngân vào các mã khác nhưng chưa mua (mặc dù một số mã đã chạm giá mục tiêu của bạn).
  • 50% tiền hoàn toàn được giữ nguyên.
  • Bước tiếp theo phải làm gì?
  • Tìm hướng giải quyết cho 5% tiền mua vào bị giảm sàn.
  • Điều chỉnh hạ giá mục tiêu ở những mã cổ phiếu dự định mua nhưng chưa mua.
  • Tìm hướng giải quyết cho 5% tiền mua vào bị giảm sàn.
  • Xem xét lại phân tích cơ bản đã hợp lý chưa, xem xét lại giá mục tiêu đặt ra ổn chưa. Nếu chưa ổn thì việc đầu tiên không phải luẩn quẩn với suy nghĩ tìm cách gỡ gạc số tiền bị lỗ, mà phải rà soát ngay những mã cổ phiếu đang dự định giải ngân (bởi vì sai lầm mắc phải ở mã cổ phiếu đã giải ngân hoàn toàn có thể được lặp lại ở những mã khác).
  • Quay lại xem xét kỹ giá của cổ phiếu đã được giải ngân mặc dù giảm sàn nhưng có còn nằm trong dao động kênh đáy và kênh đỉnh không? Nếu vẫn nằm trong ngưỡng đó thì có thể áp dụng mua bán T+ để giảm giá vốn xuống.
  • Nếu giá cổ phiếu đã giải ngân trượt khỏi kênh đáy thì cần cân nhắc: stop loss để rồi sẽ mua lại ở giá thấp hơn? hoặc xác định các mức cản mà ở đó có hồi phục để bắt đáy?

Qua những phân tích ở trên, tôi muốn nói với các bạn điều gì?

Kiên nhẫn và bình tĩnh giải quyết những rủi ro ở phần vốn đã giải ngân (5 ~ 10% vốn) thực chất để bảo toàn và mở ra cơ hội cho phần vốn còn lại. Lúc đó các bạn sẽ thấy những điều chỉnh của thị trường là hết sức bình thường.

Tôi có thể lấy một ví dụ cho các bạn rõ hơn: khi VNI còn dao động ~ 1300 và HPG > 50.

Nếu các bạn bắt đầu giải ngân vào lúc đó và chọn HPG với giá mục tiêu 48.

Thì các bạn sẽ thấy vấn đề rất rõ (giá HPG giảm về 44).

Bạn thienloc có hỏi:

Thưa thầy nhưng giá mục tiêu của mỗi người lại khác nhau vì thế mà lỗ vẫn cứ lỗ thầy à.

Dù có áp dụng bài của thầy đúng đến đâu thì tìm được giá mục tiêu của từng cổ phiếu cũng rất khó để chính xác nhất là với những cổ phần vì mỗi cổ phần lại là 1 cô gái khác nhau có những đặc tính rất riêng. Vậy làm sao để target price của mọi người có độ hội tụ nhất định và khi đưa ra target price của mình có cần phải xét đến target price của đám đông không ạ?

Bạn xác định một loạt giá mục tiêu và bạn mua vào một loạt nếu bạn sai, bạn rất khó có cơ hội sửa sai.

Nếu bạn giải ngân từng khoản vốn (giống như các định chế tài chính thường làm) và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình giải ngân.

Nếu chưa giải quyết xong những vẫn đề này sinh ở một gói vốn thì đừng tiếp tục giải ngân ở những gói vốn khác (Bạn có thể thấy điều đó rất rõ thông qua những nhận định và hành động của MLynch)

Bạn sẽ có cơ hội rất nhiều ở phần vốn còn lại.

Trả lời