Mỗi trader đều có quá trình học hỏi và phát triển trong thị trường tài chính. Họ biết trading là một cách tốt để kiếm tiền, vì bạn đã nghe nhiều về nó và về các triệu phú.
Nhưng không may cũng giống như lúc bạn bắt đầu tập lái xe, bạn nghĩ là nó thật dễ – sau cùng thì thì bạn cũng nhận thức được là nó khó khăn biết nhường nào. Và bạn phải kiên trì, học hỏi để dầ hoàn thiện kỹ năng của mình để có thể chiến thắng thị trường.
Mình chia quá trình học hỏi, hoàn thiện của 1 trader thành 5 bươc như sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn không biết gì.
Đây là bước đầu tiên khi bạn bước chân vào nghề trader. Rất lơ tơ mơ, không có 1 chút kiến thức, không biết sợ là gì, tâm lý Fomo, thấy người ta ăn cũng nhảy vào.
Đặc điểm nhận biết: Hay hỏi mấy cái cơ bản như thao tác giao dịch, kèo củng
Kết quả giai đoạn này: có thể gặt hái một vài thành công ban đầu, thực ra thì điều này khá tồi tệ vì nó mách bảo với tiềm thức của bạn rằng “ồ, trade thắng cũng dễ thôi” và bạn bắt đầu vào lệnh với rủi ro nhiều hơn.
Giai đoạn này thường kéo dài một vài tuần, và thị trường thường thay đổi mau lẹ và bạn bị cuốn vào giai đoạn 2
Giai đoạn 2: Giai đoạn bắt đầu tìm hiểu.
tim hiểu nghề trader
Ngay sau khi ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 trader bước vào thị trường với 1 suy nghĩ: Nếu mình biết nhiều hơn, thì mình sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Và bắt đầu tìm hiểu về tin tức cơ bản, Phân tích kỹ thuật.
Một số thì bắt đầu đào bới sách vở, mò mẫm các diễn đàn. Đi tìm công thức chiến thắng thị trường. Giai đoạn này là giai đoạn nhồi 1 đống kiến thức vào đầu.
Trong giai đoạn này bạn là một nhà thử nghiệm hệ thống, mỗi ngày mỗi tuần bạn thay đổi từ phương pháp nọ qua phương pháp kia và chẳng bao giờ bám trụ đủ lâu để xem liệu chúng có thực sự hiệu quả hay không.
Mỗi khi vớ được một chỉ báo nào đó bạn lại tự huyễn hoặc mình rằng nó sẽ tạo nên sự khác biệt.
Dấu hiệu nhật biết: Luôn tìm người để hỏi, follow những người có ảnh hưởng tại các cộng đồng. Màn hình nhằng nhịt indicator, tham gia hết các hội nhóm, group tín hiệu , TA, kèo củng, và luôn có tinh thần cầu thị.
Kết quả giai đoạn này: Bạn bắt đầu lỗ sấp mặt vì quá trình thử nghiệm chén thánh của bản thân. Và đa phần bỏ nghề trader ở giai đoạn này.
Giai đoạn này có thể kéo dài rất, rất lâu – theo hiểu biết của tôi khi chuyện trò với các trader khác cũng như từ kinh nghiệm cá nhân thì giai đoạn này thường kéo dài từ 1 năm đến khoảng gần 3 năm. Đây cũng chính là giai đoạn mà bạn hầu như đã muốn bỏ cuộc vì nản chí
Giai Đoạn 3: Giai đoạn sống dở chết dở trong nghề trader.
nghề trader
Đây là giai đoạn bản ngã trỗi dậy, lúc ăn lúc thua. Lòng tham sợ hãi đan xen, nghi ngờ bản thân, mông lung với nghề trader. Thừa nhận không có chén thánh, cũng bắt đầu ko thần tượng ai nữa.
Bạn bắt đầu đọc sách về tâm lý trong trading, đồng cảm với các nhân vật được khắc họa trong những cuốn sách này và cuối cùng bạn đi đến giờ phút chiến thắng thị trường.
Thời khắc này tạo ra một sự kết nối với những gì đã có trong bạn. Bạn chợt nhận ra rằng bạn, bất kỳ ai cũng không thể dự đoán chính xác được thị trường sẽ chuyển động ra sao trong mười giây hay 20 giây tới.
Bạn bắt đầu tập trung vào chỉ một hệ thống và mài dũa nó theo cách của bạn, bạn bắt đầu cảm thấy vui sướng và xác định ngưỡng rủi ro của mình.
Dấu hiệu nhận biết: Phân tích nhiều nhưng kết quả giao dịch đôi khi không được như mong muốn.
Kết quả: Thu nhập từ trading phập phù, lúc ăn lúc thua nhưng vẫn kiếm sống qua ngày với nghề được.
Bạn học về quản lý vốn và đòn bẩy, ví dụ như rủi ro bao nhiêu trên tài khoản của bạn, vv, vv… và giờ đây bạn thực sự “ngấm” nó, và bạn mỉm cười nhớ lại những người đã khuyên bạn những điều này một năm về trước.
Giai Đoạn 4: Giai đoạn hoàn thiện năng lực có ý thức.
Đây là giai đoạn sau khi vượt qua được giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Lúc này bắt đầu tìm hiểu tới tâm lý, hoàn thiện kế hoạch giao dịch. Không còn thần thánh bất cứ ai, xây dựng cho mình 1 hệ thống giao dịch độc lập phù hợp với bản thân.
Giờ đây bạn ý thức rằng bạn đang tiến tới trên con đường của mình và nhận được sự tôn trọng của các traders khác khi thảo luận với họ mỗi ngày. Bạn vẫn phải làm việc và suy nghĩ về những cái trade của mình, và khi tiếp tục điều này bạn bắt đầu kiếm được nhiều hơn số bị mất, một cách ổn định.
Dấu hiệu nhận biết: Ít tham gia các group, kiên định với hệ thống giao dịch của mình.
Kết quả: Bắt đầu kiếm tiền ổn định được với thị trường, đôi khi vẫn cháy tài khoản nhưng không phải vấn đề quá lớn. Để bước tới giai đoạn này thì bạn đã có khoảng 5 năm kinh nghiệm trở lên.
Giai đoạn này kéo dài khoảng 6 tháng.
Giai Đoạn 5: Giai đoạn hái quả trong nghề trader.
thành công trong trader
Đây là giai đoạn công đoạn cuối, hoàn thiện bản thân, giao dịch ổn định trong nghề trader. Giai đoạn này gần như giống giai đoạn 1, tuy nhiên các hành vi giao dịch đc luyện tập 1 nhuần nhuyễn 1 cách vô thức. Tức thành phản xạ tự nhiên. Thấy rằng việc được mất là bình thường.
Như là một điều không tưởng trong trading – bạn đã thực sự làm chủ cảm xúc của mình, và giờ đây bạn là một trader có mức tăng trưởng tài khoản rất nhanh.
Kết quả: Có những cú đánh để đời, lãi suất cao. Thị trường càng biến động mạnh thì càng thích thú.
Trading giờ đây chẳng còn gì hứng thú nữa – thực sự mà nói thì nó còn hơi buồn tẻ nữa là khác – cũng như mọi thứ khác trong đời, khi mà bạn trở nên thuần thục, hoặc đó chỉ là công việc phải làm – thì nó trở nên buồn tẻ. Chỉ là công việc, vậy thôi.
Tôi hy vọng bạn cảm thấy thú vị khi đọc hành trình để trở thành trader này và hy vọng rằng bạn tìm thấy nhiều điều đồng cảm ở đây.
Hãy nhớ rằng chỉ có 5% thực sự thành công – nhưng lý do thất bại không nằm ở năng lực mà là ở khả năng chịu đựng, khả năng thay đổi nhận thức và khả năng thay đổi các hình mẫu khi mọi thứ thay đổi.
Người thua cuộc là người muốn “giàu nhanh”, tiếp cận thị trường và tự gắn cho mình những miếng vải che mắt, vì vậy mà họ không nhìn thấy sự thật hiển nhiên – một dạng quan điểm kiểu “đây là cách tôi nghĩ về nó và nó phải là như vậy” – từ chối “tiêu hóa” những điều làm thay đổi nhận thức đó.
Tôi rất vui khi nói rằng lý do tôi bước chân vào trading là vì muốn “giàu nhanh”. Giờ thì tôi nghĩ về nó như là cách để “giàu chậm”.
Nếu bạn đang suy nghĩ đến việc bỏ cuộc thì tôi có một lời khuyên cho bạn … Hãy tự hỏi bản thân bạn một câu “Bạn sẽ bỏ ra bao nhiêu năm để học đại học một khi bạn biết rằng sau khi học xong bạn sẽ hưởng mức lương 1 triệu đô la mỗi năm?”.