Phương pháp SEPA là phương pháp Mark Minervini dung để lựa chọn cổ phiếu để giao dịch. phương pháp SEPA tập trung vào các cổ phiếu tăng mạnh nhất để xác định xem đặc điểm nào giải thích cho sự hình thành của siêu cổ phiếu.
Dựa vào cuốn “Các siêu cổ phiếu” của Richard Love, và bài báo “Giải phẩu các cổ phiếu chiến thắng” do Marc R.Geinganum viết trên tạp chí Financial Analyst Journal mà Mark có ý tưởng cho việc chọn cổ phiếu của theo điểm mua của mình.
SEPA: Specific Entry Point Analysis – Phương pháp phân tích điểm mua cụ thể.
Phương pháp của Richard Love chỉ ra:
- Thời điểm đúng và thời điểm sai để mua cổ phiếu.
- Các siêu cổ phiếu tiềm năng đều giống hệt nhau trước khi chúng đột ngột tăng giá.
- Nếu bắt được các siêu cổ phiếu, thậm chí một số tiền nhỏ cũng có thể biến thành tìa sản lớn trong thời gian ngắn.
Bằng cách sử dụng kết quả giao dịch thực tế trong ba thập niên và nhiều dữ liệu lịch sử có được. Mark đã xây dựng lên một sơ đồ các đặc điểm tạo nên siêu cổ phiếu.
Đây là nỗ lực không ngừng nghỉ để xác định một cách rõ ràng những cổ phiếu thành công nhất trong quá khứ, từ đó có thể xác định được trong tương lai những cổ phiếu nào có tiềm năng trở thành siêu cổ phiếu.
SEPA: MỘT CHIẾN LƯỢC ĐÚNG ĐẮN
Rèn kỹ năng định thời điểm mua và bán là mục tiêu chính mà Mark hướng tới. Sau nhiều năm, phương pháp SEPA đã tiến hóa thành một chiến lược giao dịch với khả năng định thời điểm chính xác.
Phương pháp SEPA cho phép tìm ra các siêu cổ phiếu tiềm năng. Sử dụng tất cả các thông tin sẵn có và chỉ ra thời điểm mua hợp lý với khả năng lớn có được tỷ số lãi/lỗ cao.
Phương pháp SEPA kết hợp các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp với các tín hiệu kỹ thuật của cổ phiếu.
NĂM THÀNH PHẦN THEN CHỐT CỦA PHƯƠNG PHÁP SEPA
1. Xu hướng (Trend): khi ở trong giai đoạn siêu cổ phiếu, tất cả các cổ phiếu tăng giá mạnh đều có xu hướng được định nghĩa rõ ràng. Xu hướng này có thể sớm được nhận diện trước khi cổ phiếu tăng giá mạnh.
2. Nền tảng cơ bản tốt (Fundemental): Hầu hết các siêu cổ phiếu trong giai đoạn tăng giá mạnh đều được hậu thuẩn bởi sự tăng trưởng lợi nhuận, doanh thu và biên lợi nhuận. Các thông số này hầu hết đều được nhìn thấy trước giai đoạn tăng trưởng.
3. Chất xúc tác (Catalyst): Mỗi cổ phiếu khi tạo nên mức tăng giá lớn đều phải có một chất xúc tác nằm phía sau. Chất xúc tác này không hiển hiện ra trước mắt, nhưng chỉ cần chịu khó nghiên cứu tìm hiểu câu chuyện của công ty sẽ giúp bạn có thể tìm ra bi mật để một cổ phiểu trở thành siêu cổ phiếu. Một sản phẩm mới bán chạy có thể là lời giải thích hợp cho sự tăng trưởng doanh số cao trong giai đoạn tăng giá mạnh. Hoặc một vị CEO tài năng có thể khiến giá cổ phiếu tăng mạnh. Bất kể lý do là gì, đằng sau các siêu cổ phiếu, luôn luôn có một chất xúc tác mạnh được các nhà đầu tư tổ chức ưa thích.
4. Điểm mua hợp lý (Entry point): Hầu hết các siêu cổ phiếu đều phải cho bạn ít nhất một hoặc nhiều cơ hội để bắt con sóng lớn. Tôi định gọi đó là cơ hội vì đây là những điểm mua có rủi ro thấp. Định thời điểm mua và bán cực kỳ quan trọng. Nếu như điểm mua không chính xác bạn sẽ phải dừng lỗ một cách không cần thiết. Trong khi định sai thời điểm bán sẽ khiến bạn mất đi phần lớn lợi nhuận có được. Khi định đúng thời điểm bán trong thị trường tăng giá sẽ khiến bạn nhanh chóng có được lợi nhuận lớn.
5. Điểm đóng lệnh (Exit Point): Không phải cổ phiếu nào có đặc điểm của siêu cổ phiếu đều có sóng tăng giá mạnh. Nhiều cổ phiếu không hề tăng giá dù tín hiệu tại điểm mua là rất chuẩn. Điều này giải thích tại sao cần phải có lệnh dừng lỗ cho những giao dịch thất bại nhằm bảo vệ vốn. Ngược lại đến lúc nào đó, bạn phải biết cách bán để thực hiện hóa lợi nhuận. Vì thế, việc nhận ra khi nào một cổ phiếu sẽ lập đỉnh là vô cùng quan trọng tương tự nhận thấy sự xuất hiện của nó.
Quá trình tìm kiếm và xếp hạng cổ phiếu theo phương pháp phân tích điểm mua cụ thể SEPA được tóm tắt như sau:
a. Đầu tiên các cổ phiếu phải đáp ứng được tiêu chí hình mẫu xu hướng (chương 5 Ebook: Giao dịch như một phù thủy thị trường chứng khoán) để là một ứng viên siêu cổ phiếu.
- Giá hiện tại của cổ phiếu nằm trên đường trung bình động 150 ngày (30 tuần) và đường trung bình động 200 ngày (40 tuần).
- Đường trung bình động 150 ngày phải nằm trên đường trung bình động 200 ngày.
- Đường trung bình động 200 ngày phải có xu hướng dốc lên ít nhất 1 tháng (trong nhiều trường hợp tối thiểu 4-5 tháng).
- Đường trung bình động 50 ngày (10 tuần) phải nằm trên đường trung bình động 150 ngày và 200 ngày.
- Giá hiện tại của cổ phiếu phải nằm trên đường trung bình động 50 ngày.
- Giá hiện tại của cổ phiếu ít nhất phải cao hơn 30% so với đáy 52 tuần (nhiều trường hợp, các siêu cổ phiếu phải nằm trên 100% – 300% hoặc nhiều hơn nữa so với đáy 52 tuần, trước khi chúng xuất hiện một nền giá tích lũy và bắt đầu tăng giá mạnh).
- Giá hiện tại của cổ phiếu phải nằm cách đỉnh 52 tuần của cổ phiếu ít nhất 25% (càng gần với đỉnh càng tốt).
- Chỉ số xếp hạng RS không thấp hơn 70, và tốt nhất là khoảng 80-90 điểm với nhiều siêu cổ phiếu.
b. Các cổ phiếu khi đáp ứng được các tiêu chí hình mẫu xu hướng sẽ đưa vào danh sách theo dõi để lọc dựa trên 5 tiêu chí: tăng trưởng lợi nhuận, tăng trưởng doanh số và sự cải thiện của lợi nhuận biên, sức mạnh giá tương đối (chỉ số RS) và độ biến động giá. Hầu hết 95% cổ phiếu không đáp ứng được tiêu chí hình mẫu xu hướng.
c. Các cổ phiếu khi được lọc hoàn tất sẽ được đối chiếu với Hồ Sơ Các Cổ Phiếu Dẫn Dắt Thị Trường để xem chứng có các đặc điểm cơ bản và kỹ thuật giống với các siêu cổ phiếu quá khứ hay không. Đây là giai đoạn tiếp tục loại bỏ các cổ phiếu và thu hẹp danh sách.
d. Giai đoạn đánh giá thủ công. Các cổ phiếu trong danh sách sẽ được kiểm tra từng cổ phiếu một và được xếp hạng số điểm dựa trên các đặc điểm:
- Tăng trưởng lợi nhuận và doanh số công bố.
- Lịch sử tạo ra sự bất ngờ doanh số và lợi nhuận (vượt qua đánh giá của các tổ chức, định chế tài chính…)
- Tăng trưởng EPS và có sự tăng tốc của tăng trưởng EPS không.S
- Hướng dẫn lợi nhuận do công ty phát hành có phát ra tín hiệu tích cực hay không.
- Các nhà phân tích điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận.
- Sự cải thiện của lợi nhuận biên.
- Triển vọng tăng trưởng của ngành.
- Chất xúc tác tiềm năng (sản phẩm và dịch vụ mới của công ty).
- Thành quả của cổ phiếu có tốt hơn các cổ phiếu khác trong ngành (đánh giá cá nhân: cổ phiếu có sự biến đọng long leo hay chặt hơn các cổ phiếu khác cùng ngành, đánh giá sức mạnh cổ phiếu so với các cổ phiếu khác có phải cổ phiếu dẫn dắt của ngành hay không).
- Phân tích giá và khối lượng giao dịch.
- Rủi ro thanh khoản.
Quá trình tìm kiếm và xếp hạng nhằm xác định các mục tiêu sau:
- Có sự bất ngờ tích cực trong tăng trưởng lợi nhuận và doanh số tương lai. Đồng thời các nhà phân tích đều điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng của doanh nghiệp.
- Có sự ủng hộ và quan tâm của các nhà đầu tư tổ chức.
- Có tiềm năng tăng giá mạnh dựa trên sự mất cân bằng cung/cầu.
Sự hội tụ của nhiều yếu tố tích cực theo phương pháp SEPA.
Phương pháp phân tích điểm mua cụ thể SEPA dung để xác định chính xác các điểm mua với rủi ro thấp nhất và có tỷ số lợi nhuận/thua lỗ cao. Mục tiêu của phương pháp là phải có lãi ngay tức thì khi mua cổ phiếu nên yêu cầu cần sự hội tụ của các yếu tố cơ bản, kỹ thuật và các yếu tố thị trường chưng.
Chỉ thực hiện giao dịch khi các có sự đồng thời của các yếu tố như cơ bản, xác nhận của hành động giá và sự tích cực của khối lượng cũng như thời điểm lợi chung của thị trường.
Gần như tất cả các siêu cổ phiếu đều tiết lộ những tiêu chí trên trước khi tăng giá mạnh. Khi trở thành siêu cổ phiếu những đặc điểm này càng dễ nhìn thấy: như sản phẩm mới, dịch vụ đột phá, hoặc những thay đổi quan trọng tỏng những yếu tố cơ bản cho phép công ty kiếm được nhiều tiền tại mức tăng trưởng trong một thời gian dài. Kết quả, cổ phiếu tăng mạnh khi nhà đầu tư tổ chức mua vào.
Các đặc điểm của siêu cổ phiếu theo phương pháp SEPA.
Trong phần lớn các trường hợp, các siêu cổ phiếu đều có những đặc điểm chung giống nhau. Lợi nhuận cao là dấu hiệu dễ thấy nhất. Nhiều siêu cổ phiếu đều xuất hiện giai đoạn tăng vượt trội trong yếu tố cơ bản cũng như hành động giá trước khi chúng có đợt tăng giá mạnh nhất.
Hơn 90% siêu cổ phiếu kháng cự với xu hướng giảm hoặc thậm chí tăng giá ngay trong gian đoạn thị trường con gấu. Một số ít trở thành siêu cổ phiếu ngay trong giai đoạng giảm giá mạnh của thị trường chung.
Siêu cổ phiếu thường là các công ty trẻ.
Thông thường giai đoạn siêu cổ phiếu xuất hiện khi một công ty còn tương đối trẻ. Thường khoảng 10 năm đầu tiên sau giai đoạn IPO. Là những công ty tư nhân trong suốt nhiều năm trước khi niêm yết đại chúng vì thế chúng chứng minh được năng lực, hoặc những cổ phiếu đã tạo ra được sản phẩm và thương hiệu nỗi tiếng trước khi niêm yết đại chúng.
Vấn đề quy mô theo phương pháp SEPA.
Hầu hết các công ty ở giai đoạn tăng trưởng cao đều có quy mô tương đối nhỏ và lnh hoạt. Khi chung trở nên lớn hơn chậm chạp hơn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của công ty điều năng làm giảm khả năng tăng giá cổ phiếu.
Các siêu cổ phiếu thương là các công ty nhỏ, mặc dù đôi khi có một vài tên tuổi lớn cũng tăng mạnh sau khi phục hồi từ các giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên phần lớn các siêu cổ phiếu đều là những công ty có vốn hóa nhỏ và vừa ở giai đoạn tăng trưởng nhanh.
Cho dù có cung tốc độ tăng trưởng vốn hóa và lợi nhuận, các công ty nhỏ có tốc độ tăng giá cổ phiếu lớn hơn các công ty lớn đã bảo hòa. Các công ty lớn nên chú ý vào khả năng điều hành của CEO nhưng các công ty nhỏ điều quan trong là khả năng sinh lời và phải cho các nhà đầu tư thấy quy mô kinh doanh triển vọng, có thể nhân bản và mở rộng quy mô.
Vì vậy, hảy tìm các cố phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ và có lượng cổ phiếu lưu hành vừa phải. Ngay cả khi các yếu tố đều giống nhau các công ty vốn hóa nhỏ có tiềm năng tăng trưởng nhiều hơn công ty lớn. Một công ty vốn hóa nhỏ sẽ không cần nhiều lực cầu để khiến giá cổ phiếu tăng mạnh so với một công ty lớn.
Nhận ra được điều này sẽ giúp bạn hình thành được kỳ vọng thực về tiềm năng tăng giá của cổ phiếu. Nói chung, ngay cả khi các công ty lớn có sự tăng giá mạnh trong thời gian ngắn tôi cũng thiên về chốt lời nhanh hơn khi mua công ty nhỏ, tăng trưởng cao.