Học Tập, Trò Chuyện và Đầu Tư cùng 68Pro

TÌM HIỂU THÊM

Nhà đầu tư có cơ hội phát triển và tinh chỉnh kỹ năng giao dịch của mình thông qua việc tham gia các khóa học đầu tư do các chuyên gia tài chính hàng đầu giảng dạy, mang đến nền tảng kiến thức vững chắc và sự tự tin cần thiết để tham gia vào thị trường tài chính. Hơn nữa, thành viên trong cộng đồng này còn có cơ hội được kết nối với mạng lưới nhà đầu tư chuyên nghiệp trên khắp đất nước, nơi họ cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và chiến lược đầu tư.

Tại 68Pro, mô hình đầu tư không chỉ dừng lại ở việc tự mình thực hiện các giao dịch. Nhà đầu tư còn có thể lựa chọn phương án sao chép giao dịch, theo dõi và áp dụng chiến lược từ các chuyên gia, qua đó tự động hóa quá trình đầu tư của mình một cách hiệu quả. Đây là cách tiếp cận linh hoạt, nâng cao khả năng thành công trên thị trường mà vẫn có thể học hỏi và làm giàu thêm kinh nghiệm.

Hãy cùng khám phá và đầu tư với 68Pro, nơi học hỏi và tương tác mở ra những cánh cửa mới cho sự nghiệp đầu tư của bạn.

Mở Khóa Tương Lai

Tài Chính Của Bạn

“Mở Khóa Tương Lai Tài Chính của Bạn” với 68Pro là một lời cam kết về một tương lai tài chính phát triển không ngừng. Tại đây, tiềm năng của bạn được khơi gợi, niềm đam mê được thắp lửa và khả năng tài chính được trau dồi, nhằm đảm bảo bạn không chỉ thành công trong giao dịch, mà còn xây dựng được một tương lai tài chính vững chắc. Hãy để 68Pro cùng bạn biến khả năng thành kết quả, đầu tư vào chính bản thân và tương lai của bạn.

Tìm Hiểu Thêm

Chuyện lái – Đẩy giá lên cao rồi cho giá giảm 50% thị giá đỉnh để phân phối

Đội lái đẩy giá lên cao rồi cho giá cổ phần lên thật cao rồi cho rơi tự do đến mức giảm gần 50% thị giá đỉnh rồi mới cho đảo chiều và quay tay phân phối. Cùng xem chu trình tâm lý nhà đầu tư trong key này nhé.

 

Như chúng ta đã biết, một số mã cổ phần được đội lái đẩy lên rất mạnh nhằm mục đích phân phối lượng hàng giá 0 đồng ra bên ngoài.

Ví dụ như C69, MBG, CCL, TTZ… trong giai đoạn thao túng giá cổ phần, đội lái rất hay sử dụng chiêu thức đánh cổ phần lên thật mạnh với mức giá rất cao so với mức giá ban đầu, sau đó sẽ thả sàn cho rơi tự do với mức giảm gần 50% thị giá đỉnh rồi mới cho đảo chiều và quay tay phân phối.

Vậy tại sao lái không phân phối ngay ở vùng đỉnh để thu về nhiều tiền hơn mà phải cho giảm gần 50% thị giá đỉnh rồi mới phân phối? Chúng ta cùng phân tích xem liệu họ có phải là gà không nhé.

1. Tại sao lái đẩy giá lên cao rồi lại cho giá rớt?
Như tôi đã đề cập đến phương pháp phân phối giá trần và phương pháp phân phối giá sàn ở các phần trước, đặt lên bàn cân thì phương pháp phân phối giá sàn sẽ dễ thực hiện hơn, dễ lùa nhà đầu tư nhỏ lẻ hơn và cũng đỡ tốn kém hơn.

Bình thường, khi lái đẩy giá cổ phần lên mức giá cao mà muốn phân phối đỉnh thì cần phải có nguồn lực lớn để duy trì vùng đỉnh.

Việc duy trì vùng đỉnh vừa tốn kém lại vừa khó lừa được nhà đầu tư nhỏ lẻ. Vì khi ở vùng đỉnh, nhỏ lẻ đã có kinh nghiêm sau nhiều lần bị úp bô nên sẽ có sự cảnh giác nhất định. Do đó việc phân phối đỉnh có vẻ kém hiệu quả.

Lái nắm bắt được tâm lý cố hữu của nhỏ lẻ chúng ta là rất thích bắt đáy những cổ phần đã chỉnh giảm mạnh.

Tâm lý của nhỏ lẻ luôn là “thấy cổ phần giảm mạnh 50% thị giá sẽ canh để bắt đáy với hy vọng nếu cổ phần đó hồi về mức đỉnh thì sẽ có lãi 100% mà không quan tâm đến mức giá bắt đáy là cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của cổ phần đó”.

Tôi lấy ví dụ:

Giả sử giá trị thực của cổ phần là 8k và đang giao dịch ở mức 10k và nhỏ lẻ chê đắt không thèm mua. Nếu lái đánh cổ phần đó lên đến mức 40k rồi cho rơi về mức giảm 50% thị giá tức là 20k và quay tay tạo cầu bắt đáy thì nhỏ lẻ sẵn sàng quên câu chuyện giá trị thực có 8k để lao vào bắt đáy ở mức giá 20k vì lý do rất rõ ràng là cổ phần đó đã giảm 50% từ mức đỉnh nên chắc chắn sẽ bắt đáy an toàn và có cơ hội kiếm lời bắt đáy.

Vì lẽ đó nên lái sẽ đánh cho cổ phần tăng giá cao chót vót rồi đột ngột cho rơi tự do một số phiên sàn cho đến khi mức giá đã giảm gần 50% thị giá.

Khi đó đã có rất nhiều nhỏ lẻ theo dõi chờ bắt đáy. Lái chỉ chờ đến khi đó là chơi bài phân phối giá sàn tạo cú lừa bắt đáy để phân phối lượng lớn hàng cho nhỏ lẻ tham bắt đáy trong phiên. Và cuối phiên bắt đáy lái sẽ đẩy lên trần để thả thính cho phiên sau.

Có thể lái sẽ đẩy trần lên thêm một hai phiên sau đó để kết hợp phân phối giá trần cho nhỏ lẻ. Đặc điểm phiên phân phối giá sàn và hai phiên đẩy tiếp sau đó là thanh khoản rất cao. Đến phiên khi lô hàng bắt đáy về, lái lập tức buông và cổ phần lại giảm sàn ngay từ đầu phiên đó.

Nhịp giảm sàn tiếp tục kéo dài vài phiên với thanh khoản teo tóp vì không có lực mua và nhỏ lẻ không thể bán ra ở mức sàn mỗi phiên nên đành chấp nhận bị kẹp. Khi mức giá giảm quá mức đáy vòng 1 thì lái sẽ lại lặp lại chiêu bài phân phối giá sàn rồi kê lệnh đẩy trần cuối phiên để tiếp tục vòng 2.

Cứ như vậy lái sẽ lặp đi lặp lại chiêu phân phối giá sàn này để lùa gà nhỏ lẻ tham bắt đáy và phân phối hàng 0 đồng ra bên ngoài cho đến khi gần hết hàng. Như vậy chắc chắn lái không phải gà mà chính nhỏ lẻ tham bắt đáy mới là gà mà thôi.

2. Ví dụ kiểm chứng
Tôi lấy ví dụ hai mã MBG và TTZ để chúng ta tham khảo.

BMG tăng ảo từ đầu 4 lên tận mức giá đỉnh 63.8, sau khi đạt đỉnh lái cho cắm 6 cây sàn về mức 30.9 rồi quay tay phân phối sàn ở mức này. Cuối phiên đó lái đẩy MBG lên trần sau khi khớp 1 triệu cổ phần. Hai phiên sau lái tiếp tục phân phối trần với thanh khoản tiếp tục cao trên 500k cổ phần.

Đến phiên tiếp theo khi lô hàng bắt đáy về, lái lại buông để MBG cắm sàn và cho đến tận hôm nay sau 4 cây sàn, MBG đã chỉnh về mức thấp hơn đáy trước còn 29.7. Khả năng lái sẽ lặp lại guồng quay phân phối sàn khi mbg chỉnh về tầm 24 đến 27.

– tương tự TTZ cũng vậy, được đẩy lên mạnh mẽ từ 3 lên 8, sau giai đoạn phân phối quanh vùng 8, lái đã thả cho TTZ rơi tự do về 3.5 rồi phân phối sàn với phiên kỷ lục gần 1.2 triệu cổ phần trao tay. Sau đó TTZ tiếp tục quay tay phân phối sàn cho đến khi mức giá giảm về đầu 2 như hiện tại.

3. Các cách đối phó

  • Xác định xem cổ phần có nhịp tăng mạnh đó là tăng thật hay tăng ảo và xác định lý do dẫn đến việc tăng giá mạnh đó có hợp lý hay không.
  • Cần xác định rõ giá trị thực của cổ phần và so với mức giá sau nhịp giảm mạnh xem đã phù hợp hay chưa. Nếu giá của cổ phần quá ảo so với giá trị thực của cổ phần thì nên tránh xa.
  • Tuyệt đối không nên bắt đáy bằng mọi hình thức với các mã được làm giá và đã tăng ảo một cách bất hợp lý.

Trả lời