Một khi giai đoạn downtren phân phối hoàn thiện, giai đoạn markdown bắt đầu. Giá giảm sau khi kết thúc giai đoạn phân phối có thể sẽ biến động lôn xộn (lỏng lẻo).
Khi smart money tham gia mua thì sẽ làm cổ phiếu tăng. Nhưng khi họ không còn muốn nắm giữ nữa, họ sẽ bán ra. Lúc này họ thực hiện việc phân phối thông qua giai đoạn phân phối cho công chúng (những người nắm giữ yếu).
Khi cổ phiếu đã được phân phối xong thì giá sẽ giảm một cách nhanh chóng. Chúng ta sẽ nghiên cứu giai đoạn Markdown và các thuộc tính của chúng.
Chúng ta thường nghe khái niệm xu hướng là bạn, có điều xu hướng downtrend là một người bạn ít thân thiện hơn xu hướng uptrend. Chúng biên động đột ngột và thường khó để giải thích.
Trong giai đoạn downtrend giá có thể vận động trong một kênh xu hướng giảm (đường được tạo ra bởi đường kháng cự và hỗ trợ). Hoặc giá có thể xuất hiện các thanh downbar kèm theo GAP, dừng lại, và lại tiếp tục xuất hiện các phiên giảm kèm theo GAP.
Trong thị trường uptrend smart money sẽ thường đặt lệnh mua ở mức giá thấp hơn để đỡ cho giá không giảm (hoặc là hành động mua gom) điều này khiến cho các đợt điều chỉnh thường sẽ không mạnh.
Nhưng ở xu hướng downtrend sẽ không xuất hiện một lực cầu đỡ của smart money, do đó khi giá giảm rất khó để giao dịch.
Xây dựng kênh xu hướng bắt đầu bằng một đường kháng cự. Đây là đường trendline được vẽ cắt qua các đỉnh của mỗi đợt hồi phục giá. Hầu hết các nhà đầu tư trong giai đoạn này thường vẫn kỳ vọng vào một mức giá cao hơn vì vậy thường thì họ sẽ không có khái niệm kẻ một đường xu hướng giảm.
Bạn phải luôn cảnh giác trong giai đoạn này, vì sau mỗi lần hồi phục và tạo đỉnh giá có thể giảm rất nhanh.
Các bước giảm có thể được xác định từ khi bắt đầu giai đoạn downtrend (tức là khoảng cách mỗi lần giá giảm rồi dừng lại rồi mới giảm tiếp). Hai đường tạo nên một kênh xu hướng là đường kháng cự và đường hỗ trợ. Đường cung là mức giá mà ở đó sau mỗi lần hồi phục lại xuất hiện một lực bán mạnh làm giá giảm xuống.
Đường này hướng xuống vì vậy đây được gọi là đường downtrend. Giá thường sẽ giảm từ đường kháng cự đến đường hỗ trợ rồi dừng lại. Đây chính là kênh xu hướng downtrend.
Để xác định đường kháng cự, hay tìm hai đỉnh giá liền kề với đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Sau đó bạn vẽ một đường thẳng nối hai đỉnh này, đây chính là đường kháng cự. Sau khi xác định đường đường kháng cự hãy tìm một đáy xuất hiện ở giữa hai đỉnh và kẻ một đường thẳng song song với đường kháng cự, đường này được gọi là đường hỗ trợ.
Hãy quan sát theo kênh xu hướng để xác định các điểm thấp hơn. Khi xác định được kênh xu hướng thì chúng ta coi đây là một phạm vi mà giá sẽ vận động trong xu hướng downtrend. Giá sẽ có xu hướng vận động ở trong phạm vi này.
Sau một thời gian downtrend có thể sẽ xuất hiện một giai đoạn phân phối lại (SSR). Đây là phạm vi giao dịch sideway có thể kéo dài vài tuần đến nhiều tháng. SSR thường sẽ làm gián đoạn kênh xu hướng giảm. Sau khi hoàn thành giai đoạn SSR, giá sẽ tiếp tục xu hướng downtrend trước đó.
downtren GMCR
Ở ví dụ này chúng ta thấy đường kháng cự được xác định bởi hai đỉnh liền kề và đường hỗ trợ được kẻ qua đáy ở giữa hai đỉnh. Đường quá bán bị phá vỡ 2 lần trong quá trình giảm. Sự giảm cuối cùng của giá tạo một GAP lớn và xuất hiện một điểm quá bán SCLX.
Sau đó giá hồi phục trở lại và vượt ra khỏi kênh xu hướng. Khi giá vượt ra ngoài kênh đường kháng cự chuyển sang đóng vai trò là đường hỗ trợ. Lúc này chúng ta cần thời gian để quan sát xem khi giá vượt ra khỏi đường kênh thì sẽ hình thành một giai đoạn tích lũy hay là giai đoạn tiếp tục phân phối.
downtren TLSA
Biểu đồ TSLA có xu hướng giảm mạnh trong 7 tháng. Ở tháng 3, xuất hiện một đợt hồi phục nhưng không chạm đường kháng cự và tốc độ giảm bị chậm lại. Đây là một dấu hiệu xuất hiện một sự tích lũy trong kênh downtrend (Hãy xem đường hỗ trợ và kháng cự trên hình).
Khi giá Break khỏi đường kháng cự, lúc này đường kháng cự đã trở thành đường hỗ trợ và giá tăng trở lại. Đây là bằng chứng cho việc giá đã thay đổi bản chất (từ giảm sang tăng).
downtrend IWM
Ở ví dụ này, một đường kênh downtrend được xác định như trên hình.
Lưu ý cách giá vận động ở phần sau của xu hướng. Giá vận động cực đại khi giá giảm phá vỡ đường hỗ trợ. Đây là một hành động dừng lại và có thể dẫn dến việc xuất hiện giai đoạn phân phối lại hoặc giai đoạn tích lũy. Sẽ cần thời gian để xuất hiện các tín hiệu xác nhận đây là giai đoạn tích lũy hay phân phối lại.
Trên đây là 3 ví dụ về đường kênh xu hướng downtrend. Có một số trường hợp rất khó để chúng ta có thể vẽ được một đường kênh xu hướng, chúng ta sẽ nghiên cứu các tình huống này trong các bài sau.
Khi bạn vẽ được một đường trendline theo phương pháp của Wyckoff, nó giống như bạn đeo kính 3D. Việc sử dụng các đường trendline để phân tích xu hướng, các biểu đồ giá sẽ trở lên sống động và tiết lộ những bí mật và mục đích thực sự của chúng.
Đường hỗ trợ và đường kháng cự, đường quá bán, tất cả đều có ý nghĩa giải thích về hành vi và sự vận động của giá. Khi chúng ta nâng cao được kỹ năng vẽ các đường xu hướng này chúng ta sẽ là những người làm chủ được phương pháp của Wyckoff.
Khi bạn nghiên cứu một biểu đồ, vẽ được các đường xu hướng, đường kênh và vùng giao dịch (TR), điều đó sẽ giúp bạn có một cái nhìn rất vui vẻ khi quan sát cổ phiếu trên biểu đồ.
Sự xuất hiện nguồn cung và giá ngừng tăng trở nên rất rõ ràng và giúp bạn đưa ra các chiến lược giao dịch chuẩn xác. Một đường xu hướng thích hợp sẽ giúp bạn xác định được các điểm mà tại đó giá sẽ có hành động tăng hoặc giảm trong tương lai.
Kênh xu hướng cho bạn biết bản chất của sự tăng hoặc giảm của giá. Nó có phải là một kênh rộng, và giá biến động lỏng lẻo trong một xu hướng kéo dài hay không?
Đó có phải là một kiểu vận động dạng bậc thang của giá? Những nghiên cứu điển hình này sẽ cho bạn thấy bản chất đa dạng của xu hướng downtrend và cách các đường xu hướng có thể hỗ trợ chiến thuật giao dịch hiệu quả.
Khi bạn vẽ được các đường xu hướng, bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều thông tin bổ ích được ẩn chứa bên trong biểu đồ giá. Và như khi bạn đeo kính 3D, bạn sẽ có nhiều góc nhìn có ích hơn khi quan sát biểu đồ.
Ở bài trên chúng ta đã thảo luận về xu hướng downtrend và cách vẽ một đường trendline và kênh xu hướng. Ở những bài trước nữa chúng ta cũng đã thảo luận về xu hướng uptrend.
Phần này chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu các ví dụ điển hình cho xu hướng downtrend.
downtrend HOG
Trên biểu đồ chúng ta thấy các bước giảm của cổ phiếu HOG được xác đinh ở đầu giai đoạn giảm. Chúng ta thấy ở hai đỉnh đầu tiên và thứ 2 giá bắt đầu giảm với khối lượng lớn. Khối lượng lớn 2 đỉnh này cho ta thấy rằng tại đây xuất hiện một lượng cung lớn.
Chúng ta sử dụng 2 đỉnh này để vẽ đường thẳng gọi là đường xu hướng cung. Mức đáy hình thành giữa hai đỉnh này là điểm vẽ đường thẳng song song được gọi là đường quá bán. Hai đường này tạo ra một kênh xu hướng downtrend.
Kênh xu hướng này thực sự hữu ích, nó cho bạn biết khi giá phá vỡ đường quá bán trong phiên nhưng đóng cửa ở trên đường này. Phiên này tạo mức giá thấp nhất sau đó hồi phục bắt đầu. Điểm bán cực đại này chấm dứt một đợt điều chỉnh.
downtrend indu
Năm 1998, chỉ số INDU bắt đầu một đợt suy giảm. Đây là một ví dụ về một kênh xu hướng điển hình. Chúng ta thấy rằng ở những điểm giá tiếp cận đường cung, khối lượng thường rất cao và sau đó giá giảm rất mạnh. Hãy để ý đến những phiên hồi phục ở tháng 8, nó rất yếu.
Nó giống với sự tạm dừng để phân phối lại hơn là một sự hồi phục. Đây là hành giá điển hình khi giá thấp hơn ICE. Giai đoạn này kết thúc với một sự suy giảm mạnh mẽ, đợt suy giảm này kết thúc khi tạo ra một điểm bán cực đại dưới đường quá bán. Sau đó giá vận động sideway tích lũy kết thúc giai đoạn giảm. Khi INDU ở trên đường cung, giá bắt đầu tăng rất mạnh.
downtrend CREE
Trong ví dụ này chúng ta có 2 đường kênh xu hướng. Kênh màu xanh được vẽ theo phương pháp cổ điển mà chúng ra vẫn sử dung ở phần trên. Kênh màu hồng sử dụng kỹ thuật đảo ngược đường xu hướng. Điều này minh họa cho bạn thấy rằng có nhiều cách để vẽ các đường xu hướng.
Bạn có thể vẽ hai kiểu đường xu hướng này riêng biệt để so sánh, mỗi phương pháp đều đưa ra các điểm giao dịch khác nhau.
downtrend DOW
Trên đây là biểu đồ theo khung thời gian tuần của INDU. Các đường kênh xu hướng sử dụng ở khung thời gian lớn rất hiệu quả như bạn thấy trên biểu đồ.
Như bạn thấy, chiều rộng của kênh xu hướng rất lớn, khối lượng lớn ở đỉnh 2001 và 2002 xác nhận rằng đây là 2 điểm hình hành đường cung. Điểm đáy sây nhất với khối lượng lớn là điểm ta sẽ vẽ đường quá bán. Chiều rộng của kênh xu hướng cho ta một dự đoán giá sẽ giảm về đường quá bán sau khi giá giảm từ đỉnh trước đó.
Khi giá giản phá vỡ đường quá bán tạo lên một điểm bán cực đại, đó chính là đường xu hướng quá bán. Một AR xuất hiện và giai đoạn tích lũy bắt đầu. Chúng ta thấy giá rất khó khăn để trở lại đường quá bán cho thấy dấu hiệu INDU không còn động lực để giảm.
downtrend MNST
Sử dụng kỹ thuật đảo ngược đường xu hướng là một kỹ thuật hữu ích đối với cổ phiếu MNST. Hai mức thấp liên kề với khối lượng lớn tại đó xác định đường xu hướng quá bán. Đường cung được xác định là cao nhật giữa hai đáy.
Lưu ý các phiên mua cực đỉnh ở những vùng đáy của đợt suy giảm. Một tín hiệu khác của downtrend được sử dụng đường kênh xu hướng là cách biến động giá tăng ở cuối của giai đoạn downtrend.
Tiếp tục phân phối
Thị trường downtrend là một dạng biến động rất khó lường, nó có thể nhanh hoặc chậm, mạnh hoặc yếu hoặc là một dạng biến động khác mà bạn khó có thể dự đoán được.
Thị trường downtrend thường ít được nghiên cứu hơn những giai đoạn khác. Sau một giai đoạn downtrend mọi người thường nhanh chóng quên chúng. Chúng ta có thể nhớ giai đoạn downtrend năm 2007-2009, sự suy giảm có bắt đầu từ những năm trước đó không? thực sự là rất ít người còn nhớ.
Ở phần trên chúng ta đã học về cách vẽ đường xu hướng trong một thị trường downtrend. Những phần tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu về giai đoạn phân phối lại.
Đây là một giai đoạn có thể miêu tả như một vùng sideway sau một giai đoạn suy giảm. Phân phối lại là một một giai đoạn giá dừng giảm và sideway sau đó lại tiếp tục xu hướng downtrend trước đó. Trong một quá trình downtrend có thể xuất hiện nhiều giai đoạn phân phối lại.
Trong một thị trường downtrend hầu như tất cả cổ phiếu đều không có lực cầu mua vào. Lúc này hầu hết cổ phiếu đều nằm trong tay công chúng chứ không phải smart money. Giai đoạn Markdown là giai đoạn chính của cả xu hướng downtrend.
Tuy nhiên bên trong một quá trình markdown có rất nhiều hành vi giá, đa số các hành vi giá trong giai đoạn này chúng ta nên tránh tuy nhiên vẫn có một số hành vi tạo cho chúng ta cơ hội để giao dịch. Giai đoạn phân phối lại là giai đoạn mà giá tạm dừng sau một giai đoạn giảm mạnh trướ đó trước khi tiếp tục xu hướng downtrend.
Rất nhiều nhà đầu tư thường nhầm lẫn giữa giai đoạn tích lũy lại như là một giai đoạn tích lũy. Do đó mục tiêu của phần này là hướng dẫn bạn có những kỹ năng để phân biệt sự khác nhau giữa hai giai đoạn này. Bạn nên tránh mua sớm khi chưa xuất hiện tín hiệu tin cậy để xác nhận đó là giai đoạn phân phối lại hay tích lũy.
Điều này sẽ giúp bạn bảo toàn vốn của mình cũng như không làm bạn bị áp lực mỗi khi thực hiện giao dịch.
Sự phân phối lại có nhiều hình dạng, kích thước và khung thời gian khác nhau. Giá trong giai đoạn này thường biến động rất lỏng lẻo và thường khó dự đoán. Chúng ta sẽ nói đến một số đặc điểm chính của giai đoạn này ở trong những ví dụ cụ thể ở phần sau.
Chúng tôi sẽ cố gắng tìm các điểm để mở vị thế short trong giai đoạn này nhưng tôi xin nhấn mạnh rằng nên tránh tham gia vào giai đoạn downtrend nếu như bạn không thành thạo.
downtrend ARMH
Cổ phiếu ARMH đã kết thúc giai đoạn uptrend với một giai đoạn tăng nóng và tạo đỉnh ở BCLX sau đó giảm mạnh và tạo ra một giai đoạn 9 tháng phân phối lại sau đó.
Lưu ý thanh Upthrust phía trên hộp màu xanh lá. Thanh giá này giúp cho lực cung và cầu cân bằng nhau. Trong khi đó smart money có rất ít thời gian để phân phối ở đỉnh, vì vậy họ cần phải tiến hành một giai đoạn tiếp tục phân phối để phân phối được nhiều hơn. Lần phân phối thứ 2 kéo dài 1 năm và giá giảm từ 17.5 về đến 2.
Việc giá giảm quá nhanh ở vùng đỉnh khiến cho các nhà đầu tư không kịp trở tay. Những phiên suy giảm mạnh cảnh báo rằng xu hướng uptrend đã kết thúc. Lần phân phối lại đầu tiên là cơ hội tốt nhất để bán cố phiếu.
downtrend AMZN
Cổ phiếu AMZN giảm tạo nên các bậc thang thấp dần. Đường xu hướng được vẽ ở hai đỉnh liền kề đầu tiên cho thấy quỹ đạo của xu hướng downtrend. Giai đoạn markup sau đây minh họa sự khác biệt giữa downtrend và uptrend.
Thị trường downtrend có sự biến động giá rất lớn và khó đoán, đấy là lý do bạn nên tránh tham gia giao dịch trong xu hướng này.
downtrend gs
Từ tháng 3/2008 đến tháng 9/2008 cổ phiếu GS vận động tương đối êm đềm trong giai đoạn sideway. Giai đoạn này sẽ. Khi kết thúc giai đoạn sideway giá giảm rất nhanh và mạnh. Việc phân phối lại tường được giải quyết với mức giá giảm rất nhah và mạnh.
downtrend bac
Ở ví dụ này, cổ phiếu BAC có một đợt hồi phục rất mạnh từ giá 17 đến 37 tron lần phân phối thứ 2, xu hướng chính vấn là downtrend. Smart money sử dụng các đợt phân phối lại để tiếp tục bán ra cổ phiếu họ đang nắm giữ. Tất cả các thủ thuật để phân phối đều được sử dụng trong giai đoạn phân phối lại ở ví dụ này.
downtrend ms
Phân tích xu hướng là một công cụ hữu ích để phân tích trong những giai đoạn downtrend và phân phối lại. Một xu hướng giảm có biến động mạnh thường trở lên biến động mạnh mẽ vào cuối giai đoạn downtrend.
Kênh xu hướng của cổ phiếu MS được test nhiều lần, nhưng không bị vi phạm quá lâu (Tức là giá vận động chạm đường kênh sau đó ngay lập tức quay lại trong kênh). Giá vận động quanh đường cung ở gần đoạn cuối, sau khi kết thúc hành động đi ngang giá đột ngột giám rất mạnh xuyên qua đường quá bán.
Việc phân phối lại rất phổ biến, thường sẽ khó để nắm bắt được giai đoạn này và khó để giao dịch. Tuy nhiên vẫn có những đặc điểm nhận ra một giai đoạn phân phối lại và giúp chúng ta có được phương pháp giao dịch phù hợp. Đối với hầu hết chúng ta, việc tránh giao dịch trong giai đoạn downtrend là hành động khôn ngoan nhất.
Tuy nhiên, chũng ta vẫn sẽ nghiên cứu tất cả các giai đoạn của thị trường, chúng ta luôn tìm cách phân tích sự vận động của thị trường trong thời gian hiện tại. Nếu các tín hiệu tích cực chưa xuất hiện chúng tôi dành thời gian nghỉ ngơi, và chuẩn bị mọi thứ khi một xu hướng mới xuất hiện.
( Nguồn Sưu Tầm )