1. Quan niệm của Wyckoff về giai đoạn phân phối
Ở vùng đỉnh tiềm năng của một thị trường uptrend, nhiều smart money sẽ tìm cách bán cổ phiếu mà họ đã mua ở vùng giá thấp trươc đó để chốt lời. Hầu hết các nhóm smart money đều đặt lệnh bán một lượng rất lớn cổ phiếu, họ không bán tại một mức giá cố định mà họ sẽ bán trong một vùng giá. Đây là giai đoạn phân phối để kết thúc quá trình làm giá của cổ phiếu.
Khi họ chưa bán hết lượng cổ phiếu của mình mà giá giảm mạnh thì họ sẽ lập tức mua trở lại nhằm mục đich đỡ không cho giá giảm sâu để họ tiếp tục bán được hàng với giá tốt hơn. Quá trình này được gọi là quá trình phân phối, và cần phải mất một khoảng thời gian để quá trình này kết thúc.
Lưu ý: Như bài trước chúng ta đã nói, trước khi chúng ta chọn ra một danh mục cổ phiếu để giao dịch, chúng ta cần xác định một nhóm Ngành hoặc nhóm cổ phiếu khỏe hơn thị trường. Đó chính là nhóm cổ phiếu sẽ có khả năng dẫn dắt thị trường khi uptrend. Nhóm cổ phiếu này sẽ tăng trước thị trường, nhưng cũng điều chỉnh trước thị trường. Một trong những tín hiệu tạo đỉnh của thị trường chính là khi nhóm dẫn dắt có tín hiệu tạo đỉnh. Bạn hãy note lại điều này vì nó rất quan trọng trong suốt quá trình giao dịch của bạn.
Như chúng ta đã biết khi giá có dấu hiệu dừng lại sau một xu hướng, lúc này chúng ta đối diện với 2 kịch bản. Hoặc là cổ phiếu bắt đầu tích lũy lại hoặc là bắt đầu giai đoạn phân phối.
- Giai đoạn tích lũy lại là điểm tạm dừng của một xu hướng uptrend.
- Phân phối là sự kết thúc của xu hướng uptrend.
Cho dù chúng ta chọn kịch bản nào thì cũng đều có rủi ro.
Thật mỉa mai khi nói rằng các dấu hiệu ban đầu của giai đoạn phân phối cũng giống như giai đoạn tích lũy lại. Điều này giống như là sự phân phối là phiên bản ác của tích lũy lại. Rất may, chúng vẫn có những đặc điểm để phân biệt. Chúng ta sẽ thực hành để phân biệt sự khác nhau đó!
Hành động giá dừng lại sau một xu hướng uptrend xuất hiện với tín hiệu đầu tiên là PSY (Preliminary supply: điểm smart money bắt đầu phân phối hàng) và sau đó giá tăng kèm theo xuất hiện điểm quá mua BCLX. Một điểm quá mua BCLX là một sự hồi phục giá với khối lượng cao. Ở đây biên độ giá rất rộng và lỏng lẻo. Việc tăng giá này thường xuất hiện kèm theo các tin tốt (nhưng đôi khi không cần tin tốt).
Biến động giá tăng mạnh (với tin tốt) sẽ làm cho các nhà đầu tư mua bán rất mạnh. Tại thời điểm này mọi người có cảm giác gì đó về công ty rất tích cực vào tương lai. Những tin tức đó mang lại cho các nhà đầu tư sự can đảm để mua vào. Hành động quá mua này thực sự là một hành động dừng và giá sẽ bị điều chỉnh trở lại và hình thành một vùng giao dịch ở giữa đường kháng cự và hỗ trợ.
Điểm quá mua BCLX và điểm hồi phục AR chính là danh giới ở trên và dưới của phạm vi giao dịch trong một khoảng thời gian. Trong phạm vi này sẽ xuất hiện các tín hiệu đặc trưng để chúng ta biết đây là giai đoạn tích lũy lại hay là một giai đoạn phân phối. Chúng ta đã nghiên cứu giai đoạn tích lũy lại ở phần trước. Tóm lại sự hấp thụ cổ phiếu là vận động chính của giai đoạn tích lũy lại. Trong quá trình phân phối, điều ngược lại đang xảy ra, sự phân phối cổ phiếu diễn ra là chính. Tại đây smart money đang tìm cách bán ra tất cả cổ phần họ nắm giữ.
Việc phân phối tất cả lượng cổ phiếu lớn mà họ nắm giữ là một công việc không đơn giản. Nó đòi hỏi kỹ năng và sự kiên nhẫn. Smart money họ mua sỉ ở giai đoạn tích lũy và bán lẻ ở giai đoạn phân phối. Họ mua khi tin tức xấu xuất hiện và họ bán khi tin tức tốt xuất hiện. Điều này nghe có vẻ vô nghĩa nhưng thực tế nó lại rất logic. Smart money mua khi có thể và bán khi họ cần phải bán. Chúng ta đã nghiên cứu sự vận động của quá trình tích lũy lại, giờ chúng ta sẽ nghiên cứu về quá trình phân phối.
Ai sẽ là người mà Smart money sẽ phân phối cổ phiếu?
Đáng buồn thay, những nhà đầu tư nhỏ lẻ chính là đối tượng phân phối này. Họ chính là những người sẽ nắm giữ cổ phiếu trong suốt quá trình downtrend trong tương lai. Khi chúng ta nói rằng smart money bán lẻ có nghĩa là họ phải bán theo các lô nhỏ cho công chúng. Điều này được thể hiện ở cột khối lượng tăng lên trong những phiên giảm giá.
Smart money họ nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu, vì vậy để bán hết họ cần một khoảng thời gian. Bởi vì nếu họ đặt lệnh bán quá nhiều sẽ dẫn đến giá giảm mạnh. Do đó cổ phiếu phải được phân phối một cách cẩn thận và từ từ với khối lượng vừa đủ để công chúng có thể hấp thụ. Điều này đòi hỏi kỹ năng.
Tích lũy lại là nghệ thuật làm cho các nhà đầu tư bán hàng ra với những phiên spring và shakeout. Phân phối là nghệ thuật cao trong việc giữ giá bên trong phạm vi giao dịch để khuyến khích công chúng mua vào. Chiến lược phân phối của smart money thường là bán trong những đợt phục hồi trong phạm vi phân phối và bán đỉnh điểm khi giá chạm đường kháng cự trên. Sau đó khi giá điều chỉnh trở lại đường hỗ trợ họ sẽ dừng bán, thậm chí có thể đặt một số lệnh mua vào để đỡ giá ở quanh đường hỗ trợ. Điều này diễn ra liên tục trong suốt quá trình phân phối.
Smart money luôn trong tình trạng cố gắng bán nhiều và nhanh nhất có thể vì ở giai đoạn này cũng xuất hiện những smart money khác muốn bán ra. Ở đầu của giai đoạn phân phối thường chưa xuất hiện nhiều nhóm smart money bán ra, nhưng theo thời gian sẽ càng xuất hiện nhiều người muốn bán. Đây là thời điểm sẽ xuất hiện các tín hiệu báo hiệu bắt đầu của xu hướng downtrend.
Smart money có thể là các tổ chức, nhưng không phải tổ chức nào cũng có thể làm smart money. Vì vậy, khi một căn phòng chứa đầy những con voi lớn đều muốn thoát ra ngoài, điều này sẽ xuất hiện sự bế tắc. Điều này dẫn đến các nền giá thấp hơn và thấp hơn.
Sơ đồ giai đoạn phân phối kiểu số 1.
Trước tiên chúng ta hãy nghiên cứu sơ đồ bên dưới để làm quen với các đặc tính chính của giai đoạn phân phối.
Một trong những tín hiệu đáng tin cậy của quá trình phân phối là sự xuất hiện các phiên UTAD (Upthrush after Distribution: phiên tăng giá vượt qua đường kháng cự, thường xuất hiện kèm khối lượng cao). Một điểm UTAD giống như phiên Spring đảo ngược vì nó là điểm dừng tạm thời ở một mức giá cao mới trước khi bắt đầu xu hướng downtrend. Những gì xuất hiện sau điểm UTAD chính là giá giảm mạnh về đường hỗ trợ kèm theo khối lượng lớn và biên độ giá giảm mạnh.
Bạn hãy đặt câu hỏi ở điểm UTAD: Có bao nhiêu lực cầu ở mức giá cao mới? Một lực cầu mua vội vàng sẽ khiến giá tăng về lại vùng giá ở điểm UT (điểm giá hồi phục vượt qua kháng cự) trước đó. Nhưng sự tăng giá này thất bại vì lực cầu quá yếu, lúc này smart money kết luận rằng không có đủ cầu nên họ sẽ bắt đầu bán trên quy mô lớn khiến giá về lại vùng hỗ trợ.
phân phối kiểu số 1
Sơ đồ giai đoạn phân phối kiểu số 2
phân phối kiểu số 2
Ở biểu đồ số 2: đợt hồi phục không đạt được mức giá cao mới và được đánh dấu là LPSY. Sự hồi phục của LPSY thường có biên độ giá hẹp và khối lượng thấp, đây là dấu chiệu cho tháy không có cầu. Mỗi đợt hồi phục sau đó tạo nên các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước được gọi là LPSY và sau mỗi đợt phục hồi này giá tiếp tục giảm.
2. Các giai đoạn trong quá trình phân phối
Giai đoạn A: Nơi đanh dấu sự kết thúc của xu hướng Uptrend
Giai đoạn A trong giai đoạn phân phối sideway đánh dấu sự kết thúc của xu hướng uptrend trước đó. Tính đến thời điểm của giai đoạn A thì Cầu vẫn chiếm ưu thế nhưng Cung bắt đầu xuất hiện, bằng chứng là những phiên PSY xuất hiện và phiên mua đỉnh điểm là phiên quá mua BCLX.
Sự kiện này thường được theo sau bởi các phiên điều chỉnh AR và sau đó là các phiên test lại ST của phiên quá bán BCLX thường đi kèm với khối lượng giảm. Tuy nhiên xu hướng uptrend cũng có thể kết thúc mà không xuất hiện hành động mua cực đỉnh (BCLX) thay vào đó là sự xuất hiên những phiên tăng giá với biên độ hẹp cùng khối lượng giảm, và với cường độ tăng giá giảm dần trước khi xuất hiện một lực bán rất mạnh.
Trong giai đoạn phân phối trong một xu hướng uptrend chính, giai đoạn A có thể trống giống như bắt đầu một giai đoạn tích lũy (Ví dụ đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước kèm theo khối lượng giảm dần ở đỉnh). Tuy nhiên, các giai đoạn từ B đến E của giai đoạn tiếp tục phân phối có thể được phân tích theo cách tương tự với phân phối ở vùng đỉnh.
Giai đoạn B: xây dựng “nguyên nhân” để bắt đầu xu hướng downtrend
Chức năng của giai đoạn B là xây dựng một “nguyên nhân” để chuẩn bị cho một đợt downtrend sắp tới. Trong giai đoạn này, smart money bắt đầu bán ra lượng lớn cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Điều này báo hiệu cho một đợt giảm giá sắp tới.
Một số điểm chính của giai đoạn B trong giai đoạn phân phối tương tự như giai đoạn B trong giai đoạn tích lũy, chỉ khác nhau là hạnh động của smart money là bán ròng trong giai đoạn phân phối và mua ròng trong giai đoạn tích lũy.
Ví dụ tín hiệu SOW thường đi kèm với sự gia tăng đáng kể của biên độ giá và khối lượng giảm.
Giai đoạn C: giai đoạn phân phối gần như hoàn tất của smart money
Trong một giai đoạn phân phối, giai đoạn C có thể được xác nhận khi xuất hiện phiên uppthrust (UT) hoặc UTAD. Như đã nói ở trên, phiên UT ngược lại với phiên Spring. Tức là ở phiên UT giá tăng vượt qua đường kháng cự sau đó nhanh chóng giảm trở lại dưới đường kháng cự.
Đây là một phiên test cầu còn lại. Nó cũng chính là một bẫy tăng giá (Bull Trap) – phiên này tạo ra một tín hiệu giả rằng giá sẽ tăng trở lại nhưng thất bại. UT hoặc UTAD cho phép smart money đánh lừa đám đông mua vào ở những phiên này tức là họ bán được thêm một lượng cổ phiếu với giá cao trước khi bắt đầu downtrend.
Trong phái sinh bạn có thể mở vị thế bán sau khi xuất hiện phiên UT hoặc UTAD với tỉ lệ rủi ra không cao. Tuy nhiên smart money thường liên tục tạo ra các phiên UT hoặc UTAD để đánh lừa những nhà đầu tư mở vị thế bán sớm. Vì vậy sẽ an toàn hơn nếu bạn có thể chờ tham gia ở giai đoạn D và LPSY.
Thường lực Cầu quá yếu khiến cho giá không tăng trở lại được mức giá ở điểm quá mua BCLX hoặc phiên test ST ban đầu. Trong trường hợp này, những phiên test cầu ở giai đoạn C được xác nhận bởi phiên UT có mức giá cao nhất thấp hơn mức giá kháng cự.
Giai đoạn D: xác nhận chuyển từ giai đoạn phân phối sang downtrend
Giai đoạn D xuất hiện sau những phiên Test cầu ở giai đoạn C cho chúng ta thấy những lực cầu cuối cùng. Trong giai đoạn D, giá được điểu chỉnh giảm về mức hỗ trợ. Bằng chứng cho thấy nguồn Cung đang tăng lên vượt Cầu là giá giảm xuyên qua đường hỗ trợ hoặc những điểm giá hồi phục yếu ở dưới điểm trung bình của vùng phân phối sau những phiên UT hoặc UTAD. Thường có nhiều đợt hồi phục yếu ớt xuất hiện trong giai đoạn D.
Trong Phái sinh các LPSY này là cơ hội tuyệt vời để bắt đầu tham gia mở vị thế bán hoặc gia tăng vị thế bán nếu bạn đã tham gia ở giai đoạn trước. Bất cứ nhà đầu tư nào vẫn giữu vị thế mua trong giai đoạn D đều bị lỗ.
Giai đoạn E: giai đoạn tiếp tục xu hướng downtrend
Giai đoạn E là sự tiếp tục của xu hướng downtrend. Cổ phiếu rời khỏi vùng phân phối và lúc này nguồn cung chiếm ưu thế hoàn toàn. Một khi đường hỗ trợ bị phá vỡ trên một phiên SOW mạnh, phiên Breakdown này thường được test lại bằng một phiên hồi phục yếu ớt về vùng hỗ trợ trước đó nhưng thất bại.
Điều này cũng thể hiện cơ hội để gia tăng vị thế Bán. Các phiên hồi phục tiếp theo trong một xu hướng downtrend thường là rất yếu ớt, tức là đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau thấp hơn đáy trước. Nếu bạn đã mở vị thế short trước đó thì hãy đặt trước lệnh cắt lỗ ở mức giá tại các đỉnh trước đó.
Sau một đợt giảm đáng kể sẽ xuất hiện những phiên hồi phục và nếu xuất hiện những phiên có khối lượng giao dịch lớn nhưng giá đi ngang thì có thể đấy là giai đoạn tiếp tục phân phối trong một xu hướng downtrend hoặc cũng có thể là bắt đầu lại một giai đoạn tích lũy.
( Nguồn Sưu Tầm )